Những con cua dừa vô cùng hiếm gặp đã được nhập về một nhà hàng để phục vụ thực khách với giá bán dự kiến từ 6 - 7 triệu đồng/kg.
Đại diện nhà hàng Hàng Dương Quán nằm tại số 32 - 34 Ngô Đức Kế, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM cho biết, đơn vị này vừa nhập một lô cua dừa cực hiếm về phục vụ thực khách.
Những con cua dừa vô cùng hiếm gặp đã được nhập về một nhà hàng để phục vụ thực khách với giá bán dự kiến từ 6 - 7 triệu đồng/kg.
Đại diện nhà hàng Hàng Dương Quán nằm tại số 32 - 34 Ngô Đức Kế, phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM cho biết, đơn vị này vừa nhập một lô cua dừa cực hiếm về phục vụ thực khách.
Ông Phạm Tuân, Quản lý Hàng Dương Quán quận 1 chia sẻ, đây là lần đầu tiên nhà hàng nhập được cua dừa sau thời gian dài tìm kiếm loại đặc sản này. Những con cua dừa có trọng lượng từ 1,5 - 2kg, chiều dài sải chân khoảng 40-50 cm vừa được thương lái bán cho nhà hàng. Khi biết thông tin này, một số thực khách đã đặt hàng để thưởng thức cua dừa độc, lạ.
"Chúng tôi dự kiến sẽ bán cua dừa với giá từ 6 - 7 triệu đồng/kg. Cua dừa làm được rất nhiều món ngon như đút lò phô mai, sốt tiêu kiểu Singapore, cháy tỏi, nấu cháo… Thực khách cao cấp chắc chắn sẽ ưa chuộng các món ăn chế biến từ cua dừa", ông Tuân nói.
Theo ghi nhận, cua dừa có lớp vỏ màu đen, nâu sậm pha lẫn màu xanh, tím, vàng. Cua có hai càng to phía trước và nhiều chân nhỏ phía sau. Những con cua này rất khỏe mạnh và được nhốt riêng từng chuồng khác nhau để tránh việc cua kẹp nhau, đánh nhau.
Ông Nguyễn Trọng Long (ngụ quận 3), cho hay, ông đã từng thưởng thức cua dừa ở nước ngoài. Cua dừa là một loại cua có chất lượng thịt rất thơm ngon. Loại cua này rất hiếm gặp ở thị trường Việt Nam. Nếu TP.HCM có cua dừa thì gia đình ông rất háo hức để đến thưởng thức vào cuối tuần.
Cua dừa là thành viên lớn nhất trong họ nhà cua ẩn sĩ, chúng có tên khoa học là Birgus Latro. Đây được xem là loài động vật chân khớp lớn nhất hiện đang sinh sống trên thế giới.
Một con cua dừa trưởng thành có thể nặng tới hơn 4 kg và sải chân dài gần 1 m. Loài cua này phân bố chủ yếu trên các hòn đảo thuộc Ấn Độ Dương và nhiều khu vực của Thái Bình Dương.
Nhờ khứu giác phát triển, cua dừa sử dụng nó để tìm kiếm các nguồn thức ăn xung quanh. Thức ăn chủ yếu của cua dừa là các loại trái cây, hạt và phần lõi non của một số loài cây.
Cua dừa leo trèo giỏi nhờ vào các khớp chân khỏe và cặp càng rắn chắc giúp cho chúng có thể leo lên tận ngọn dừa, bổ toạc lớp vỏ để ăn phần cơm dừa bên trong. Ngoài ra, một cho nhà khoa học còn ghi nhận cua dừa có thể săn bắt và ăn thịt một số loài động vật nhỏ như chuột hoặc chim.
Cua dừa trưởng thành đã từ bỏ đại dương và chọn cuộc sống thích nghi hoàn toàn trên cạn. Chúng không thể bơi và có thể bị chết đuối nếu chìm trong nước trong thời gian dài. Điều này là do phần mang của cua dừa trưởng thành bắt đầu thoái hóa dần, thay vào đó các cơ quan được gọi là "phổi branchiostegal" rất phát triển giúp chúng có thể hít thở trên cạn.
Về đặc điểm hình thái, cua dừa cũng giống như tất cả các loài giáp xác khác đều có cơ thể dạng đầu - ngực giáp với nhau bao gồm 10 chân (4 cặp chân và 1 cặp càng). Đáng chú ý nhất là cặp càng lớn, sắc bén với lực kẹp vô cùng lớn mạnh tới 1.765 Newton. Lực kẹp này vượt qua cả cú đớp của sư tử. Chính điều này giúp chúng tự vệ và săn tìm thức ăn dễ dàng hơn.