Mỗi Một Vị Trí Trong Nhà Hàng Đều Có Những Khó Khăn Riêng


Mỗi nghành, mỗi nghề đều có những nhọc nhằn, những nỗi niềm riêng, cứ là nghề chân chính làm ra tiền đều phải lao động và có sự vất vả riêng của nó; quan trọng là mọi người cùng thấu hiểu và thông cảm cho nhau.
 

1. Sếp (chủ) cũng là một người bình thường.

Nhiều người nghĩ làm chủ (sếp) sướng, có tiền, có quyền thì khổ chỗ nào? Xin thưa!.
Sếp cũng là một người bình thường, họ không phải là cỗ máy và cũng biết mệt mỏi. Với vai trò lãnh đạo phải quản lý nhiều việc cùng lúc và cả một tập thể nhiều nhân viên, phải gánh trên vai nhiều trọng trách, càng nhiều trách nhiệm, đồng nghĩa với việc đối mặt với nhiều áp lực chồng chéo, từ công việc đến gia đình.

Người làm sếp luôn phải trăn trở làm sao để đưa doanh nghiệp phát triển, làm tốt cả đối ngoại lẫn đối nội, chịu trách nhiệm với hàng chục, hàng trăm nhân viên chờ lương mỗi tháng,…Chính những áp lực đè nặng trên đôi vai khiến sếp rất dễ rơi vào trạng thái “căng thẳng”, luôn phải đối mặt với những vấn đề liên quan đến tâm lý, có lúc vui, tràn đầy năng lượng, có lúc cáu kỉnh; người lãnh đạo không thể và cũng không có thời gian đi giải thích với từng người. Sự thông cảm và hậu thuẫn từ cấp dưới và gia đình là nguồn động viên to lớn giúp họ giữ vững tinh thần tiếp tục chiến đấu.

 

 
2. Đôi khi người quản lý đóng vai “ác”.
 
Để làm tốt vị trí quản lý được nhân viên tôn trọng, ngoài việc dành nhiều thời gian để cải thiện kỹ năng của của bản thân, người quản lý phải cân nhắc thái độ thể hiện, đối xử và tiếp xúc với nhân viên. Đặc thù của công việc phải hoàn thành cùng lúc nhiều nhiệm vụ, đảm bảo sự hài hòa giữa: Nhà hàng - khách hàng - nhân viên.

Song song đó người quản lý nhân sự luôn chịu trách nhiệm tuyển dụng, sàn lọc, đào tạo, phân chia ca làm việc, phân công công việc, giải quyết các vấn đề mâu thuẫn nội bộ, chính sách thưởng phạt,…để nâng cao hiệu quả hoạt động cho nhà hàng.


Vừa phải chịu áp lực từ cấp trên vừa phải dung hòa cấp dưới, đôi khi phải đóng vai ác để nhân viên nghiêm túc làm việc nhằm mang lại hiệu quả công việc. Vừa phải chiều lòng khách hàng, tạo mối quan hệ các tổ chức, công ty, cơ quan…để mang đến lợi ích và lợi nhuận cho nhà hàng.


 
3. Nhân viên phục vụ là điểm khởi đầu của sự nghiệp.

Nhân viên phục vụ là nhân tố quan trọng là gương mặt đại diện của nhà hàng, giúp thực khách có những trãi nghiệm chất lượng như mong đợi. Phải có sự kiên trì, yêu thích công việc, chịu được áp lực cao, dù không vui khi phải nghe những lời khó chịu nhưng vẫn phải thể hiện thái độ vui vẻ, niềm nở.

Công việc đòi hỏi nhân viên di chuyển liên tục, bưng bê, dọn dẹp, chân tay hoạt động hết công xuất, đối với phục vụ nữ phải mang giày cao gót thì đó là một “ác mộng”, nên đòi hỏi người nhân viên phải có một sức khỏe tốt. Thay vào đó nghề phục vụ là điểm khởi đầu nên có cho những ai đang theo đuổi nghành nhà hàng - khách sạn.


 
4. Nghề bếp chơi với lửa, đùa với dao.

Đằng sau những món ngon, đẹp đẽ là khoảng lặng của người chế biến. Người làm bếp luôn đối mặt với nhiệt độ cao, nóng, dầu mỡ, mùi tanh của cá, phải đứng hoàn toàn trong suốt thời gian làm, phải luôn làm việc với cường độ cao, kịp thời ra món để phục vụ khách. Đôi tay cũng khó tránh khỏi những vết thương, chai sẹo do chơi với lửa, đùa với dao.

Ngoài không khí luôn căng thẳng so sức nóng từ bếp và so sức ép thời gian để phục vụ khách, còn áp lực từ yêu cầu sáng tạo cho ra công thức nấu ăn ngon, mới lạ, hấp dẫn để thu hút và làm hài lòng khách.


Con đường của nghề bếp luôn chông gai, đầy khó khăn và thử thách, nhưng nếu đó là đam mê, là ước mơ thì bạn hãy nỗ lực, kiên trì sẽ đến ngày nếm quả ngọt.


5. Nghề bảo vệ dù vất vả nhưng vẫn vui.

Nghề bảo vệ đòi hỏi phải nhanh tay, nhanh mắt và cũng cần phải tế nhị, làm việc không kể đêm ngày, dù nắng hay mưa, vì mục tiêu đảm bảo an toàn cho tài sản doanh nghiệp, chăm sóc, dẫn dắt xe cho khách hàng khi đến và đi, đó là chưa kể những khi có sự cố không hay,….nên đòi hỏi phải chuẩn bị một sức khỏe thật tốt thì mới có thể đáp ứng được công việc. Dù vất vả như vậy chỉ mong nhận được sự quan tâm, chia sẽ của tất cả mọi người để họ có thêm niềm vui với công việc.


 
6. Tạp vụ và rửa chén tuy thầm lặng nhưng mang lại lợi ích chung lớn lao.

Tạp vụ và rửa chén là một vị trí mà ít người chú ý đến, nhưng lại có vai trò rất quan trọng đối với nhà hàng. Người giúp cho các toilet luôn sạch sẽ, người giúp cho các dụng cụ trong bếp luôn gọn gàng ngăn nắp. Dù chỉ làm những công việc đơn giản nhưng họ đối diện không ít với những khó khăn hàng ngày như tê cả tay, đau cả lưng, mỏi cả chân để mang đến một quy trình công việc thuận lợi đảm bảo cường độ công việc sao cho đáp ứng nhu cầu nhà hàng, nhất là vào giờ cao điểm.
Vì vậy đừng cho rằng nhân viên tạp vụ và rửa chén là nghề bình thường nhé, vì sự giúp sức tuy thầm lặng nhưng mang lại lợi ích chung lớn lao cho mọi người đấy!

Mỗi nghành nghề đều có những khó khăn riêng, chẳng nghề nào giống nghề nào, nhưng nếu bạn có trách nhiệm, yêu nghề không ngại khó, ngại khổ thì dù làm công việc gì cũng đều nhận được những thành tựu nhất định.


Hàng Dương Quán
nhà hàng quận 1 sang trọng độc đáo tại trung tâm Sài Thành